Vùng biến Cát Bà được biết đến có rất nhiều san hô. Cho đến nay đã phát hiện được ở vùng biển Cát Bà 193 loài thuộc lớp san hô, trong đó bộ San hô cứng (Scleractinia) 166 loài, thuộc 49 giống, 15 họ. 27 loài còn lại thuộc các bộ San hô bò (Stolonifera), San hô mềm (Alcyonaria), San hô sừng (Gorgonacea). Các khu vực có rạn san hô tốt là các đảo áng Thảm, Cát Dứa, Mũi Hồng, Ba Trái Đào (đông nam Cát Bà), cụm đảo Đầu Bê – Hang Trai, Long châu…
Các rạn san hô vùng biển Đông – Nam đảo Cát Bà kéo dài đến Hang Trai – Đầu Bê có giá trị cho bảo tồn và du lịch sinh thái của Hải Phòng và cũng là một trong những trung tâm phát tán nguồn gien của vịnh Bắc Bộ.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được ở vùng biển Cát Bà 193 loài thuộc lớp san hô, trong đó bộ san hô cứng 166 loài, 27 loài còn lại thuộc các bộ San hô bò, San hô mềm, San hô sừng. Các khu vực có rạn san hô tốt là các đảo Áng Thảm, Cát dứa, Mũi Hồng, Ba trái đào ( đông nam Cát Bà ), cụm đảo Đầu Bê – Hang Trai, Long Châu.
Các rạn san hô vùng biển Cát Bà tuy không lớn và lộng lẫy bằng các rạn san hô ở biển phía Nam, song nhiều rạn tiêu biểu cho kiểu rạn ven bờ Tây vịnh Bắc bộ với sự đa dạng các giống, loài thủy sinh vật, đây còn là nơi bảo vệ các cá thể non, ấu trùng của rất nhiều loài sinh vật biển khác. Cá sống trong rạn san hô ở vùng biển Cát Bà có rất nhiều màu sắc khác nhau.
Các loài cá cảnh thường gặp tại vùng biển Cát Bà chủ yếu thuộc các họ như họ Cá Bớm, Cá Thia, Cá Dìa, Cá Bò…..Ngoài giá trị về kinh tế, các rạn san hô nếu được bảo tồn tốt, được bảo vệ một cách hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào phát triển ngành du lịch biển. Vào những lúc biển lặng, tại các vùng có rạn san hô, có thể tổ chức du lịch sinh thái biển với những cuộc lặn cho du khách và nhiều hoạt động thú vị khác.
Nguồn: Tổng hợp
0 comments:
Post a Comment